Nghệ thuật âm nhạc phức điệu là một kho tàng âm nhạc quý giá, trong
đó là sự đúc kết những nguyên tắc, luật lệ, thủ pháp trình
bày và phát triển giai điệu mẫu mực, kinh điển đã tồn tại
trong nghệ thuật âm nhạc các thời kỳ sau và cả hiện nay.
Giáo trình cơ sở môn học Phức điệu được trình bày xuyên suốt từ
phức điệu nghiêm khắc đến phức điệu tự do, được biên soạn
từ các sách giáo khoa trong nước như: “Phức
điệu nghiêm khắc”, “Sách
giáo khoa Phức điệu” của PGS. TS Phạm Tú Hương,
“Phức
điệu nghiêm khắc” của TS. Cù Lệ Duyên… và tài
liệu nước ngoài: “Cours de Contre-Point et de Fugue”
của L.Cherubini, “Das
Wohltemperierte Klavier” I, II của Johann
Sebastian Bach…
Kết cấu giáo trình gồm 7 chương, 26 bài. Là một môn học chính khóa
thuộc khối kiến thức ngành, gồm 8 đơn vị học trình (120 tiết)
được phân bố thành hai học phần: Phức điệu I và Phức điệu II
dành cho sinh viên ngành Âm nhạc học, Sáng tác và Chỉ huy âm
nhạc bậc đại học.
Vì tính xuyên suốt của giáo trình, nên ngoài ngành Âm nhạc học,
Sáng tác và Chỉ huy bậc Đại học, giáo trình có thể sử dụng
để giảng dạy chuyên ngành Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy bậc
Trung học; ngành Nghệ thuật biểu diễn, Sư phạm âm nhạc bậc
Đại học hệ chính quy; hoặc loại hình đào tạo hệ Vừa Làm Vừa
Học, Liên thông theo thời lượng được phân bổ của khung
chương trình. Giáo trình còn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo để giảng dạy cho các loại hình nghệ thuật khác có liên
quan.
*Biên mục trên xuất bản
phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Giáo trình cơ sở Phức
điệu. Bùi Ngọc Phúc (Vĩnh Phúc) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch - Học viện Âm nhạc Huế - Nhà xuất bản Đại học Huế, năm
2012. Mã số: GT/141-2012. |