© vinhphuc.orgfree.com  Email: vinphuc@gmail.com

  Bài đã đăng

*Sinh hoạt âm nhạc trong đám cưới người Tà Ôi

*Các bài nghiên cứu

*Cảm nghĩ qua bài hát Tiếng đàn Ta Lư

*Giáo trình giảng dạy âm nhạc

*Nghiên cứu khoa học

*Sách nghiên cứu đã xuất bản

*Nhạc cụ họ Hơi của người Cơ Tu, Tà Ôi

*Sự kế thừa và phát triển của Nhã nhạc...

*Nhạc cụ trong nhã nhạc

*Ca Huế-qua báo chí hậu bán TK XX

*Giao nhạc,âm nhạc trong tế Nam giao

*Hát Ả Đào qua báo chí nửa sau TK XX

*Quan Họ qua báo chí nửa sau TK XX

*Một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu, phê bình...

TỪ ĐIỂN 

THUẬT NGỮ ÂM NHẠC

    - Anh Việt A - H

   - Anh Việt I - O
    - Anh Việt P - Z
   + Tiếng Việt A - H
   + Tiếng Việt K - X

March 20, 2022
 

PHỐI KHÍ

Phối khí cho dàn nhạc giao hưởng là một môn học chính khóa gồm 8 học trình (120 tiết) được phân bố trong hai học kỳ của năm thứ III dành cho sinh viên chuyên ngành Sáng tác, Âm nhạc học và Chỉ huy âm nhạc bậc đại học.

          Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tính chất, khả năng các nhạc khí phổ biến trong dàn nhạc giao hưởng; giúp sinh viên nắm vững sở trường, sở đoản, kỷ thuật, kỷ xảo cũng như các phương pháp, thủ pháp kết hợp các nhạc khí và các bộ nhạc khí trong dàn nhạc thính phòng, giao hưởng.

Giáo trình hệ thống các kiến thức thiết yếu vào thứ tự từng bài học, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên quán triệt những vấn đề thiết thực nhất trong thực hành phối khí, bằng các phương tiện cốt yếu để biểu hiện, diễn đạt nội dung, chủ đề, hình tượng âm nhạc trong thể loại dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng.

          Phối khí là một môn học của khối Kiến thức chuyên ngành quan trọng, sinh viên chỉ tiếp thu sau khi đã nắm vững về các môn kiến thức chuyên ngành khác như Hòa âm, Đối vị, Phân tích tác phẩm, Tính năng nhạc cụ, Lịch sử âm nhạc…

           Trong phạm vi các tiết tự học, sinh viên cần mở rộng, bổ sung thêm những kiến thức liên quan, như kỷ thuật diễn tấu của từng nhạc khí… và nhất là tăng cường tham khảo và nghe các tác phẩm của các nhạc sĩ qua từng thời kỳ, đã được học trong các môn học đã nêu trên.

 

  Giáo trình gồm ba phần, 14 chươngm 27 bài:

  Phần thứ nhất: Lịch sử phát triển và hình thức tổ chức dàn nhạc

  Chương I: Lịch sử phát triển dàn nhạc

  Chương II: Hình thức tổ chức dàn nhạc - Các loại dàn nhạc

  Phần thứ hai: Khái lược về các bộ nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng

  Chương I: Khái lược về các nhạc khí bộ dây

  Chương II: Khái lược về các nhạc khí bộp Gỗ

  Chương III: Khái lược về các nhạc khí bộ đồng

  Chương IV: Khái lược về các nhạc khí bộ gõ

  Phần thứ ba: Phương pháp phối khí cho dàn nhạc

  Chương I: Yếu tố giai điệu trong phối dàn nhạc

  Chương II: Yếu tố hoà âm trong phối dàn nhạc

  Chương III: Toàn tấu trong dàn nhạc

  Chương IV: Chuyển soạn

  Chương V: Bộ dây sử dụng độc lập

  Chương VI: Bộ gỗ, bộ đồng và bộ gõ sử dụng độc lập

  Chương VII: Đa tiết tấu và âm nền trong dàn nhạc

  Chương VIII: Pha trộn màu sắc và đối thoại trong dàn nhạc

 

PHỐI KHÍ   
Tác giả: Vĩnh Phúc (Bùi Ngọc Phúc)
Cơ sở xuất bản: Học viện âm nhạc Huế
Năm xuất bản: 2019
Giáo trình cấp Cơ sở
Số trang: 166. Khổ: 19 x 27 cm
Địa chỉ liên hệ: vinphuc@gmail.com

 

LỊCH SỬ ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH VIỆT NAM

PHỨC ĐIỆU

 
 

vinhphucnetAudio

vinhphucnet VideoClip

Đầu trang

 

 

 

© vinhphuc.orgfree.com

 - Email: vinphuc@gmail.com - Đăng nhập - Design by vinhphucnet

 

 

Free Web Hosting