Giáo trình lịch sử âm nhạc
cung đình Việt Nam dùng cho bậc Đại học âm nhạc với các loại
hình đào tạo chính qui, liên thông chính qui, liên thông vừa
làm vừa học, liên kết đào tạo từ Trung cấp lên Đại học.
Các chuyên ngành tham gia học tập
môn lịch sử âm nhạc cung đình Việt Nam gồm: Sáng tác âm nhạc,
âm nhạc học, chỉ huy âm nhạc, Thanh nhạc, Piano, biểu diễn
nhạc cụ phương Tây, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Sư phạm
âm nhạc.
Thời lượng bố trí cho học phần này là 4 đvht (60 tiết),
trong đó dành 45 tiết giới thiệu phần lý thuyết và 15 tiết
học tập thực hành.
Giáo trình Lịch s̉ử Âm nhạc cung đình Việt Nam nhằm
cung cấp cho sinh viên và những người quan tâm những
kiến thức cơ bản nhất về các lễ nghi trong Lễ nhạc
cung đình, Tuồng cung đình, Múa cung đình, biên chế
các loại nhạc khí, phương thức diễn tấu, hệ thống
bài bản, thang âm, điệu thức…qua từng thời kỳ lịch sử,
gắn với sự hưng thịnh của các triều đại phong kiến Việt Nam
trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc...
Quá trình hình thành và phát triển của âm nhạc cung đình
Việt Nam qua các triều đại, cũng là quá trình tiếp thu, tiếp
biến, việt hóa những yếu tố ngoại sinh, quá trình di dưỡng
âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình…Đồng thời giáo trình
còn giới thiệu cho người học những nội hàm, khái niệm cơ bản
nhất về các thể loại, bài bản, biên chế nhạc khí, phương
thức hòa tấu của mỗi loại dàn nhạc ứng với nghi lễ cung đình
cũng như cách diễn tấu của từng nhạc khí.
Giáo
trình gồm 4 chương:
-
Chương 1: Nguồn gốc âm nhạc cung đình và khái lược về âm
nhạc cung đình của các nước Đông Á
-
Chương 2: Lịch sử phát triển âm nhạc cung đình Việt Nam từ
thời cổ đại đến thế kỷ XV
-
Chương 3: Âm nhạc cung đình Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối
thế kỷ XIX
-
Chương 4: Giá trị Lịch sử - Nghệ thuật và một số nét tương
đồng, dị biệt của âm nhạc cung đình trong các nước Đông Á.
|