© vinhphuc.orgfree.com  Email: vinphuc@gmail.com

  Bài đã đăng

*Sinh hoạt âm nhạc trong đám cưới người Tà Ôi

*Các bài nghiên cứu

*Cảm nghĩ qua bài hát Tiếng đàn Ta Lư

*Giáo trình giảng dạy âm nhạc

*Nghiên cứu khoa học

*Sách nghiên cứu đã xuất bản

*Nhạc cụ họ Hơi của người Cơ Tu, Tà Ôi

*Sự kế thừa và phát triển của Nhã nhạc...

*Nhạc cụ trong nhã nhạc

*Ca Huế-qua báo chí hậu bán TK XX

*Giao nhạc,âm nhạc trong tế Nam giao

*Hát Ả Đào qua báo chí nửa sau TK XX

*Quan Họ qua báo chí nửa sau TK XX

*Một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu, phê bình...

TỪ ĐIỂN 

THUẬT NGỮ ÂM NHẠC

    - Anh Việt A - H

   - Anh Việt I - O
    - Anh Việt P - Z
   + Tiếng Việt A - H
   + Tiếng Việt K - X

March 28, 2023
 

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM SƯ PHẠM ÂM NHẠC

 

Môn Phân tích âm nhạc trong chương trình, ngành học, bậc học này chỉ nhằm cung cấp một số kiến thức cơ bản về thể thức âm nhạc, chủ yếu để nắm vững những đặc điểm chính, có tính quy định của một số thể thức điển hình trong âm nhạc cổ điển châu Âu; với mục đích bước đầu tiếp xúc với các thể tài âm nhạc bác học trong việc thể hiện tác phẩm, sáng tác, nghiên cứu cũng như thưởng thức âm nhạc. Tài liệu không đi sâu vào lý thuyết âm nhạc cơ bản, vì vậy đối tượng học viên phải là những người đã được học qua các môn Nhạc lý, Hòa âm, Nhạc sử ...

Phần kiến thức mở rộng và bài tập phân tích có thể tham khảo thêm sách giáo khoa chuyên ngành trong danh mục Tài liệu tham khảo.

PHẦN MỞ ĐẦU

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÔN HỌC

Mỗi một loại hình nghệ thuật đều có những hình thức biểu hiện đặc trưng riêng, và quy luật cảm thụ của mỗi loại hình nghệ thuật cũng khác nhau.

Các loại hình nghệ thuật có tính không gian như Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc... cảm thụ bằng hình ảnh, mắt nhìn, nên trong một khoảnh khắc ngắn, có thể cảm thụ sơ bộ về nội dung khái quát, sau đó mới cảm thụ đến chi tiết của tác phẩm. Như vậy, loại hình nghệ thuật có tính không gian là cảm thụ từ  Đại thể à Chi tiết.

Trái lại, âm nhạc là loại hình mang tính thời gian, nên trong một khoảnh khắc ngắn không thể cảm thụ hết được nội dung khái quát, mà phải có thời gian nhất định với sự xuất hiện lần lượt các chi tiết, các yếu tố của nó, liên kết chặt chẽ với nhau như giai điệu, hoà âm, tiết tấu, nhịp điệu, âm sắc, âm khu, cường độ...mới có thể cảm thụ được đầy đủ nội dung. Do đó, nghệ thuật âm nhạc là cảm thụ từ Chi tiết à  Đại thể.

 Đặc điểm của âm nhạc đã quyết định bản chất của thể thức âm nhạc: Hình thành theo trình tự thời gian, là một quá trình.

Vể phương diện này âm nhạc phần nào giống với một số loại hình nghệ thuật khác, nhất là văn học, thơ ca…Một bản nhạc hoàn chỉnh được xây dựng nên bằng một bố cục nhất định nào đó (gọi là hình thức hoặc thể thức), mà cấu trúc, hình thức đó là tập hợp của các nhân tố tùng thuộc như motif, tiết nhạc, câu nhạc…được gọi là cú pháp âm nhạc.

- Thể thức (Forme) hay thường gọi là hình thức. Theo nghĩa hẹp của thuật ngữ nầy, thì thể thức âm nhạc là một trình tự chứa đựng các phần; là bố cục của một chỉnh thể. Trên cơ sở đó, các hình thức âm nhạc mẫu mực khác nhau được xác định như: Hình thức một đoạn đơn, hình thức hai đoạn đơn, hình thức ba đoạn phức, hình thức Rondo, hình thức Sonate... Cũng có thể gọi là thể, như thể sonate, thể một đoạn, thể hai đoạn…nhưng phải hiểu đây là thể thức chứ không phải thể loại. Trong một cuốn sách Thuật ngữ âm nhạc xuất bản năm 2000, từ Form còn được giải nghĩa là hình thể, binary form: hình thể hai đoạn... (Nguyễn Bách - Tiến Lộc - Hạnh Thi, Thuật ngữ âm nhạc Anh-Đức-Việt, Nxb Âm nhạc).

Tóm tại, hình thức âm nhạc (hay thể thức âm nhạc) là khái niệm dẫn đến sự cấu trúc nội tại của tác phẩm, khác với Thể loại âm nhạc (Genre) chỉ về tính chất, đặc điểm của từng loại nhạc trong hai khối lớn là Thanh nhạc và Khí nhạc.

- Thể loại (Genre). Thiên về tính chất, đặc điểm của tác phẩm liên quan đến phương pháp, hình thức trình bày, biểu hiện âm nhạc. Trong thanh nhạc, thể loại Opera khác với Oratorio, Hợp xướng khác với thể loại ca khúc…Trong ca khúc, tính chất của thể loại hành khúc khác với tính chất của thể loại hát ru, thể loại chính ca v.v… Trong khí nhạc gồm nhiều thể loại khác nhau, như bản sonate khác với bản concerto, bản giao hưởng, bản tam, tứ tấu… thể loại prelude khác với thể loại Fuga…

 
  PHÂN TÍCH TÁC PHẨM SƯ PHẠM ÂM NHẠC  

 

Tác giả biên soạn: Vĩnh Phúc (Bùi Ngọc Phúc)  
Học viện âm nhạc Huế
2021
Tài liệu giảng dạy
Số trang: 80. Khổ: 20 x 27,5 cm
 
  Địa chỉ liên hệ: vinphuc@gmail.com  
     

LỊCH SỬ ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH VIỆT NAM

PHỐI KHÍ

 
 

vinhphucnetAudio

vinhphucnet VideoClip

Đầu trang

 

 

 

© vinhphuc.orgfree.com

 - Email: vinphuc@gmail.com - Đăng nhập - Design by vinhphucnet

 

 

Free Web Hosting