© vinhphuc.orgfree.com  Email: vinphuc@gmail.com

  Bài đã đăng

*Sinh hoạt âm nhạc trong đám cưới người Tà Ôi

*Các bài nghiên cứu

*Cảm nghĩ qua bài hát Tiếng đàn Ta Lư

*Giáo trình giảng dạy âm nhạc

*Nghiên cứu khoa học

*Sách nghiên cứu đã xuất bản

*Nhạc cụ họ Hơi của người Cơ Tu, Tà Ôi

*Sự kế thừa và phát triển của Nhã nhạc...

*Nhạc cụ trong nhã nhạc

*Ca Huế-qua báo chí hậu bán TK XX

*Giao nhạc,âm nhạc trong tế Nam giao

*Hát Ả Đào qua báo chí nửa sau TK XX

*Quan Họ qua báo chí nửa sau TK XX

*Một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu, phê bình...

TỪ ĐIỂN 

THUẬT NGỮ ÂM NHẠC

    - Anh Việt A - H

   - Anh Việt I - O
    - Anh Việt P - Z
   + Tiếng Việt A - H
   + Tiếng Việt K - X

 

Thêm những chứng liệu nhằm xác định đàn Bầu là của Việt Nam

            Nhân Nhạc hội đàn Bầu toàn quốc với chủ đề “TRỞ VỀ CỐ ĐÔ” tại Học viện Âm nhạc Huế ngày 21/12/2017 và trên báo Pháp luật online ngày 26/12/2017 có đăng bài: “ĐỀ NGHỊ ĐÀN BẦU LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ THẾ GIỚI” cho biết:... Đọc thêm>>>
Kết quả đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước...
          “Những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam", mã số CTDT.29.17/16-20” do Viện Âm nhạc chủ trì thực hiện...
Tiếp cận âm nhạc theo hướng dân tộc nhạc học
         TTH - Không chỉ nghiên cứu âm nhạc dưới góc độ của âm nhạc học, tuyển tập nghiên cứu, phê bình âm nhạc truyền thống Việt Nam của nhạc sĩ Vĩnh Phúc (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu âm nhạc, Học viện Âm nhạc Huế) tiếp cận âm nhạc truyền thống dưới góc nhìn của văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc…
Hát Chầu văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế
          Vào TK XVI, XVII, sự xuất hiện của phủ Giày, đền Sòng với sự chứng giám sắc phong của nhà nước phong kiến thời bấy giờ đã đánh dấu sự ra đời của tín ngưỡng thờ mẫu. Các nhà nghiên cứu gọi đây là thời kỳ sơ khai của đạo Mẫu và xem đó là một hiện tượng biểu thị sự giác ngộ tinh thần dân tộc của tầng lớp nho sĩ, họ khát khao hướng tới một kiểu tôn giáo có sắc thái riêng của Việt Nam...
Các loại nhạc cụ trong Nhã nhạc triều Nguyễn

         Đầu triều Nguyễn ngoài thiết chế “Ty trúc” (đàn sáo = Tế nhạc), “Cổ xúy” (trống kèn = Đại nhạc), đến thời Minh Mạng đã cho “khảo lại đồ bát âm” để đồ nhạc. Thiết chế này thể hiện bằng các nhạc cụ trong dàn nhạc Huyền, với cơ cấu nhạc khí tương tự như bát âm trong dàn "Đường thượng chi nhạc" triều Lê...

Những khảo sát về hát Xẩm, hát Xoan, hát Ghẹo và hát Trống quân

        Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ là một Vùng dân ca lớn. Những sinh hoạt ca hát dân gian ở đây mang đậm dấu ấn văn hóa cổ truyền của dân tộc, mà chừng mực nào đó, ở mỗi thể loại đều phản ánh những sinh hoạt tinh thần của cộng đồng, xã hội người Việt xưa. Những lễ nghi, lề lối, thủ tục... gắn bó với hội hè, đình đám, lễ lạc theo mùa vụ, mà nổi trội lên là hội Thu và hội Xuân, ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức diễn xướng và hình thành đặc trưng nghệ thuật riêng cho mỗi thể loại. Hát Trống quân, hát Quan họ, hát Xoan... với lề lối và thể hát đối đáp, giao duyên nam nữ; những thủ tục, lễ thức tín ngưỡng... đều chứa đựng yếu tố phồn thực trong đời sống tinh thần của cư dân nông nghiệp người Việt cổ...

Sự độc đáo và khác biệt của âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên so với cồng chiêng các nước trong khu vực Đông Nam Á

        Văn hóa cổ truyền của các tộc người ở Tây Nguyên, cũng như các tộc ít người khác trong cộng đồng các dân tộc Việc Nam, như lời cảnh báo của GSTS Tô Ngọc Thanh: vốn được sinh ra trong điều kiện của nền văn minh nông nghiệp lạc hậu và của xã hội chậm phát triển, đang bị thử thách gay gắt trước những yêu cầu của sự phát triển của xã hội hiện đại, mà trước hết là xu hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa mọi mặt đời sống của con người.

Âm hưởng dân gian trong ca khúc  nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ  (1929-2001)

        Trong sự nghiệp sáng tác của Hoàng Thi Thơ, gồm hằng trăm ca khúc và nhiều thể loại âm nhạc khác, thì  mảng đề tài quê hương với  "đồng xanh, lúa vàng, gió mát, trăng thanh" đã tạo nên một sắc màu, một âm điệu đặc trưng trong âm nhạc, vẽ nên  một bức tranh thủy mạc gắn bó một thời với làng quê Việt Nam xinh đẹp, thanh bình...

Hệ thống điệu và hơi trong nghệ thuật Ca đàn Huế
        Âm nhạc Huế - gồm cả âm nhạc bác học và dân gian tuy hình thành trên cơ sở hai điệu thức Bắc và Nam nhưng chúng đã bộc lộ những nét khu biệt rất rõ rệt. Bước đầu khảo sát các bài bản ca, đàn Huế, cả bác học và dân gian chúng tôi có nhận xét sơ bộ: âm nhạc Huế, chỉ sử dụng một thang âm duy nhất,...
Hát Ả Đào - dẫn liệu từ báo chí xưa và nay

        Có thể nói hát Ả đào, hay Ca Trù là một nét son trong truyền thống sinh hoạt nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp cổ truyền của người Việt. Không quá đáng nếu cho rằng: hát Ả đào, suốt một chiều dài lịch sử, bằng một sức sống mãnh liệt đã cô đúc và tiềm ẩn trong nó những tín hiệu đặc trưng độc sáng của văn hóa dân tộc. Một thể loại mà trong tiến trình phát triển đã thích ứng, hòa nhập với đủ mọi thiết chế văn hóa của xã hội Việt Nam: vừa mang tính chuyên nghiệp cao trong cung vua phủ chúa (hát cửa quyền)vừa mang đậm yêú tố dân gian trong tín ngưỡng thờ thần hoàng ở hàng xã hàng huyện (hát cửa đình) và kể cả giai đoạn "bán chuyên" như ở môi trường hát nhà tơ, hát cô đầu, quan viên...

Đôi điều về bản quốc ca triều Nguyễn

        Dưới thời Khải Định (1916 – 1925), năm 1919 nhà vua cho lập một dàn nhạc kèn hơi theo kiểu Pháp để làm công tác đối ngoại, phục vụ cho các nghi lễ do triều đình tổ chức như các buổi đón khách, tiếp sứ…Dàn nhạc thường cử hai bài quốc ca Pháp (Marseillaise) và quốc ca Nam triều… Dàn nhạc kèn hơi này gồm có 35 nhạc công vừa sử dụng các loại kèn của phương Tây và cả nhạc cụ dân tộc do ông Trần Văn Liêu làm nhạc trưởng...

Tìm hiểu Nhã nhạc triều Nguyễn

         Nhà Xuất bản Quân Đội Nhân Dân vừa tái bản sách "Nhã nhạc triều Nguyễn" của tác giả Vĩnh Phúc (NXB Thuận Hóa, 2010) với tên sách là: "Tìm hiểu Nhã nhạc triều Nguyễn" Đọc thêm>>>

 

Đầu trang

 

 

 

© vinhphuc.orgfree.com

 - Email: vinphuc@gmail.com - Đăng nhập - Design by vinhphucnet

 

 

Free Web Hosting